Chuyện kể rằng: “Ở một vùng nọ của nước Mỹ, để bảo vệ đàn hươu trong rừng, người ta đã tiêu diệt hết tất cả đàn chó sói đang sinh sống trong phạm vi lãnh thổ đó. Kết quả thu được lại ngoài sự dự liệu, đó là đàn hươu mỗi năm một giảm. Hóa ra, sau khi không còn chó sói tấn công, đàn hươu rất ít phải chạy trốn, nên sức đề kháng bệnh tật thấp. Trong khi tỷ lệ sinh sản tăng dẫn đến tình trạng không có đủ thức ăn cho đàn hươu. Hiểu được mấu chốt vấn đề, người dân bản địa lại dẫn dụ chó sói từ nơi khác đến, cuối cùng đàn hươu hồi phục lại sức sống và trở lại sự cân bằng cần có.
Qua câu chuyện này chúng ta rút ra được một triết lý rằng: Nếu không có cảm giác nguy hiểm sẽ không có động lực sinh tồn, sau cùng sẽ dẫn đến bản thân bị hủy diệt. Trong một xã hội nếu làm ít hay làm nhiều cũng như nhau, ai cũng muốn chọn việc nhẹ nhàng thì xã hội nhất định sẽ rơi vào khủng hoảng và sụp đổ. Đối với một tập thể như một doanh nghiệp cũng vậy. Chính áp lực sẽ tạo động lực cho nhân viên làm việc và đưa doanh nghiệp phát triển.
Trong một cuộc sống xô bồ như hiện nay, con người chúng ta luôn phải chạy đua với những người khác để có cho mình một chỗ đứng trong xã hội. Là một lãnh đạo của một doanh nghiệp nếu vận dụng hợp lý triết lý này thì có thể tuyển dụng được những nhân viên có năng lực, giúp làm mới bộ máy nhân sự đang vận hành. Từ đó tạo nên một sức cạnh tranh và thay đổi trong chính doanh nghiệp.
Khi đối diện với áp lực cạnh tranh, những nhân viên cũ phải nỗ lực nâng cao năng lực chuyên môn, làm tốt công việc của mình. Vận dụng phương pháp này, người lãnh đạo có thể đạt được mục đích tự đào tạo nhân viên.
Theo ông Misawa Chiyoji – Tổng giám đốc công ty Misawa của Nhật Bản chia sẻ về nghệ thuật đào tạo con người. Ông cho rằng nếu nhân sự trong một công ty không thay đổi trong thời gian dài thì công ty đó sẽ thiếu đi sự năng động, dễ sinh ra trì trệ, tuyển thêm người có trình độ cao vào công ty sẽ tạo ra không khí khẩn trương, doanh nghiệp tự nhiên sẽ có thêm sinh khí.
Theo đó hàng năm công ty của ông đều có đợt tuyển dụng một số lượng nhân viên mới nhất định. Hầu hết số nhân viên này đều ở độ tuổi 25 đến 35 tuổi, có tư duy nhạy bén, giỏi giang. Thậm chí ông còn mời những nhân vật lớn trong hội đồng quản trị về làm việc. Điều này sẽ khiến cho nhân viên công ty có thêm áp lực. Từ đó nội bộ công sẽ phấn đấu vươn lên.
Qua đây chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra mục đích chủ yếu của việc “dẫn sói vào đàn hươu” là cách tạo cho nhân viên công ty một áp lực và bắt buộc họ phải cố gắng, phấn đấu và phát triển bản thân. Tuy nhiên việc đưa nhân tài vào công ty như thế nào cho hợp lý để giúp công ty ngày càng phát triển thì bắt buộc người lãnh đạo phải có chiến lược và kế hoạch để không gây tác dụng ngược.
Chủ doanh nghiệp cũng phải lưu ý đến việc những nhân viên cũ đã làm đó dẫn đến bất mãn và mất đi chức năng đào tạo và phát triển đội ngũ như mong muốn ban đầu của người lãnh đạo.
Một doanh nghiệp muốn tồn tại phải luôn liên tục đổi mới và phát triển nội lực của bản thân. Để làm được điều đó đòi hỏi người lãnh đạo doanh nghiệp không chỉ dùng khả năng chuyên môn của mình mà còn phải dùng cái tâm của mình để đưa doanh nghiệp đi lên.
️Nếu bạn đang muốn đầu tư hoặc khởi nghiệp kinh doanh? Bạn lo sợ gặp rủi ro khi bản thân chưa có kinh nghiệm, chiến lược hay mô hình kinh doanh hợp lý? Bạn thấy mình đang hoặc sẽ có nguy cơ mắc phải những sai lầm kinh điển bên trên nếu tự kinh doanh độc lập? Bạn mong muốn tìm kiếm một đơn vị đối tác chiến lược về nghề Cửa. Vậy tại sao bạn không thử tìm hiểu chương trình: “Đầu tư và khởi nghiệp kinh doanh cùng Cửa đẹp Adoor”
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi tại hotline: 0915.67.67.64 để được giải đáp những thắc mắc và tư vấn miễn phí về chương trình hợp tác: “Đầu tư và Khởi nghiệp kinh doanh cùng Cửa đẹp Adoor”.